Thuật ngữ chỉ hội chứng Down Đại chủng Á

Từ "Mongoloid" từng có cách sử dụng thứ hai, không được sử dụng hiện nay do mang hàm ý gây khó chịu: cho đến cuối thế kỷ 20, những người mắc hội chứng Down[4][5][6][7] được gọi là "Mongoloid", "chứng đần độn Mông Cổ" hoặc "chứng thiểu năng Mông Cổ". Sở dĩ có thuật ngữ này là bởi những người mắc hội chứng Down thường có nếp mí rẻ quạt giống người Á.[40] Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1908 và vẫn được dùng cho đến những năm 1950. Vào năm 1961, danh từ này bị một nhóm chuyên gia di truyền học phản đối với một bài báo trên tờ The Lancet do "ý nghĩa sai lầm" của nó.[41] Nó tiếp tục được sử dụng như một từ miệt thị nửa sau thế kỷ 20, với các phiên bản rút gọn lóng như Mong.[42]

Vào thế kỷ 21, sử dụng từ này trong lời ăn tiếng nói hàng ngày trở nên "không thể chấp nhận được" ở các nước nói tiếng Anh[43] bởi bản chất phản cảm và dễ gây hiểu lầm của nó. Đề xuất thay đổi thuật ngữ được các nhà khoa học và chuyên gia sinh học[44] cũng như những người có gốc Á,[44] kể cả người Mông Cổ,[45] đồng thuận.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đại chủng Á http://s3.amazonaws.com/rdcms-aaa/files/production... http://www.explore-anthropology.com/anthropology/M... http://dictionary.reference.com/browse/mongoloid?s... http://www.deutschestextarchiv.de/book/view/blumen... http://www.deutschestextarchiv.de/book/view/blumen... http://aleph0.clarku.edu/huxley/SM3/GeoDis.html http://www.anthropology.emory.edu/FACULTY/ANTGA/We... http://krex.k-state.edu/dspace/bitstream/handle/20... http://www.yale.edu/glc/events/race/Painter.pdf //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/10890244